Phạm Thị Ly (tổng thuật)
Bài đăng báo Nhân Dân Cuối Tuần ngày 27.08.2017 dưới nhan đề “Thay đổi tư duy về chuẩn mực nghề giáo”)
Theo đà phát triển chung của thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền công nghiệp phát triển, Singapore đang đối mặt với vấn đề cực kỳ khó khăn trong việc thu hút những sinh viên giỏi theo học ngành sư phạm. Sự phát triển nhanh chóng và vững chắc của nền kinh tế đã tạo ra nhiều ngành nghề mới và cần nhiều người tốt nghiệp đại học và sau ĐH. Chính sách đẩy mạnh việc đào tạo kỹ thuật của chính phủ lên 40% cũng làm thu nhỏ lại số lượng sinh viên theo học ngành sư phạm mặc dù Viện Giáo dục Sư phạm Quốc gia hiện nay cũng đang thu hút nhiều người có bằng kỹ thuật. Việc phụ nữ hoá nghề sư phạm có khuynh hướng làm cho ngành sư phạm kém hấp dẫn đối với nam giới, mặc dù tính chung thì số lượng nam giới theo ngành này đang tăng. Ví dụ như giáo viên nữ ở các trường tiểu học là 79,8 % và trung học là 64,6% (số liệu của Bộ GD Singapore năm 2000). Việc giảm số lượng người theo học ở Viện Giáo dục Sư phạm Quốc gia cũng là tình hình chung ở các nơi khác. Việc tuyển dụng đầu vào gặp nhiều khó khăn do địa vị của giáo viên ngày càng giảm. Việc thiếu hụt tiếp tục diễn ra mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên nhấn mạnh rằng nghề dạy học là một nghề đào tạo con người do quốc gia và những người theo ngành này được trả lương cao. Việc thiếu hụt giáo viên tạo ra nỗi lo lắng vì trong những năm tới rất nhiều giáo viên đang giảng dạy đã đến tuổi nghỉ hưu. Số giáo viên ở độ tuổi 50 ở trường tiểu học là 31% và trung học là 22,8% (tài liệu đã dẫn). Thêm một tình huống nữa là tỉ lệ sinh trong những năm gần đây và trẻ em nước ngoài ở Singapore ngày càng tăng sẽ dẫn đến việc nhiều em đi học hơn và tất nhiên yêu cầu về giáo viên cũng gia tăng.
Giải pháp chính cho vấn đề này là dùng học bổng “Phục vụ cộng đồng” để thu hút những SV giỏi theo nghề sư phạm, tăng lương và tạo cơ hội thăng tiến cho các GV và Đại học hoá mô hình đạo tạo qua các chương trình như Cử nhân (Xã hội, tự nhiên) với văn bằng về giáo dục. Bằng cử nhân xã hội – BA) với chương trình cấp chứng chỉ sư phạm đã đạt được nhiều thành công hơn so với bằng cử nhân về tự nhiên (BS) trong việc thu hút SV theo học. Một yếu tố thành công nữa là chương trình BA đưa ra những ngành đào tạo như Nghệ thuật, Âm nhạc và Nhạc kịch không có ở trường ĐH khác.
Khi sự thiếu hụt tiếp tục xảy ra với những môn học như Tiếng Anh, Hoa, Tamil và Toán, Bộ đã tuyển chọn các giáo viên nước ngoài. Các giáo viên được chọn từ Vương quốc Anh, Úc, Ấn Độ, Trung Hoa và New Ziland. Bộ cũng tuyển dụng lại một số giáo viên đã nghỉ hưu. Ngoài ra, Bộ cũng tiến hành “Hệ thống các giáo viên tốt nghiệp tạm thời” để hợp đồng tuyển dụng những những người chưa qua đào tạo trong một năm với lời hứa chắc chắn rằng họ sẽ được đào tạo thêm để trở thành những giáo viên chính quy sau này.
Trong khi những chuẩn mực về công tác giảng dạy phải được nâng cao thì một điều đáng xem xét là tuyển dụng không nhất thiết phải tập trung quá mức vào vấn đề dạy giỏi. Viện trưởng hiện nay của Viện Giáo dục Sư phạm Quốc gia đã diễn giải những phẩm chất quan trọng là sự tận tuỵ hay sự quan tâm. Gần đây hơn, Bộ cũng nhấn mạnh vào tính liêm chính, sự tận tuỵ và phẩm chất của những giáo sinh. Như Bộ Giáo dục đã nói, “Chúng ta yêu cầu các nhà giáo có niềm đam mê, sự cống hiến và một tấm lòng yêu nghề. Chúng ta cần những nhà giáo có thể đốt lên ngọn lửa nhiệt huyết trong học tập, có một tinh thần tìm tòi, đổi mới và cho giới trẻ một niềm tự hào rằng họ là những người Singapore” (Teo, 1998, p.4). Điều này đã nói lên một sự chuyển đổi lớn trong nghề sư phạm, sự chuyển đổi từ việc bám sát nội dung và quá thiên về lý thuyết sang việc tập trung về thái độ, những giá trị và sự tận tâm. Thách thức chính của việc giáo dục sư phạm là phải tránh nhập nhằng cái này với cái kia. Tư tưởng thay đổi quá trình giảng dạy sư phạm được khởi xướng trong đó giáo viên phải khuyến khích học sinh của mình tự học và tự nghiên cứu. Khái niệm cho rằng có bằng đại học sẽ đảm bảo trình độ tinh thông cần phải được xem xét kỹ lại.
Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/33896202-thay-doi-tu-duy-ve-chuan-muc-nghe-giao.html
1 Comments
Mai văn Tỉnh
Ly Pham có nhận xét chính xác, nhưng chưa đủ. ĐÃ trục tiếp tham quan các high schoolS của Si gapore vỀ DẠY HÒA NHẬP năm 2018 cùng mision của Moet VN, tôi hỏi gv Singapore ai quyết đinh chọn texbook của Mỹ để dạy học? Đáp: giáo viên đuọc quyền chọn bất kỳ texbook nào theo hướng dẫn curicullum của Bộ. Còn VN cứ loay hoay day 1 hay nhiều bộ texbook cho 1 chương trình?