TƯƠNG LAI CỦA HOA SEN?
Phạm Thị Ly (2017)
(Bài phỏng vấn này được thực hiện đã lâu, từ lúc HĐQT Trường ĐH Hoa Sen mới được công nhận. Tuy nhiên bài không đăng được, vì lý do gì chả hiểu. Post lên FB mọi người đọc cho vui vậy).
Thưa bà, bà có nhận định như thế nào về những tranh chấp vừa qua tại Trường ĐH Hoa Sen?
Tôi quan tâm tới giáo dục ĐH Việt Nam với tư cách là người nghiên cứu, và đặc biệt là khu vực GD ĐH ngoài công lập, nên lẽ dĩ nhiên là quan tâm đến tất cả các hiện tượng đang diễn ra, trong đó có vấn đề tranh chấp tại Trường ĐH Hoa Sen. Tôi cho rằng đó là tranh chấp giữa các nhóm cổ đông, một bên đang nắm quyền điều hành, và một bên đang nắm phần lớn cổ phần. Mỗi bên đều đưa ra những thông tin khác nhau để bảo vệ cho lợi ích của mình, vì vậy, việc đánh giá thông tin nào là đúng và xử lý như thế nào là phù hợp với các quy định của pháp luật hiện nay, phải là công việc của các cơ quan có trách nhiệm và có thẩm quyền, tức chính quyền và tòa án. Tôi không có đầy đủ thông tin và kiến thức (pháp luật và kinh tế) để đánh giá đúng sai của hai bên trong những vụ án tranh chấp của họ, nhưng tôi cho rằng, trong một vụ việc thu hút sự chú ý của cả nước như thế này, các cơ quan nói trên sẽ phải rất thận trọng khi đưa ra kết luận. Có lẽ đó là lý do khiến chúng ta thấy vụ việc đã kéo dài hai năm qua mới đi đến chỗ kết thúc.
Cho dù chung cuộc bên nào đạt được mục tiêu, thì cuộc xung đột vừa qua cũng đã bộc lộ những vấn đề trong quản trị nội bộ cần xem xét thực sự nghiêm túc, không chỉ để rút kinh nghiệm cho Hoa Sen, mà còn là nhiều trường khác, và cho việc xây dựng chính sách nói chung.
Bà có thể nói rõ hơn, đó là những vấn đề gì?
Nhìn vào bức tranh chung, chúng ta có thể thấy những trường do các doanh nghiệp thành lập ngay từ đầu, như FPT hay Nguyễn Tất Thành, hoặc những trường có tính chất doanh nghiệp gia đình như Duy Tân, không xảy ra những xung đột thuộc loại này. Hùng Vương và Hoa Sen là hai trường hợp có những tương đồng, tức là xuất phát điểm từ bán công/dân lập chuyển sang tư thục, nói cách khác chuyển từ sở hữu tập thể sang sở hữu cá nhân. Hoa Sen đã thực hiện bước chuyển đó khá êm thắm so với nhiều trường khác. Rất tiếc, do cấu trúc tập quyền, trong đó HĐQT nắm cả vai trò điều hành, một cơ cấu không có thiết chế giám sát phù hợp, cho nên đã không hài hòa được lợi ích của các bên và cuối cùng là xung đột không thể cứu vãn.
Bà cho rằng những điểm yếu đó có thể cải thiện như thế nào nói chung và đối với Hoa Sen trong tương lai nói riêng?
Hệ thống GD ĐH Việt Nam cho đến nay vẫn chưa kịp thích nghi với sự thay đổi trong cấu trúc kinh tế và xã hội của đất nước. Không phải ai cũng hiểu rằng trường ĐH là tổng hòa của nhiều bên liên quan khác nhau, nhà nước, giới đầu tư, giới quản lý, giới giảng viên, người học, các nhà tuyển dụng, thế giới việc làm và công chúng nói chung; mỗi bên có lợi ích khác nhau, mối quan tâm khác nhau, và kỳ vọng khác nhau đối với trường ĐH, vì thế trường ĐH chỉ phát triển bền vững khi nó cân bằng và hài hòa được lợi ích của tất cả các bên.
Đó là điều mà chúng ta còn thiếu. Tôi biết là ở nhiều trường, cả công và tư, hoạt động của nhà trường hầu như chỉ vận hành theo ý chí của một người, từ việc lớn đến việc nhỏ. Đó là một điều đáng tiếc, vì khi giới quản lý cấp trung, giảng viên, sinh viên, và các bên khác không có tiếng nói trong việc ra quyết định, thì họ không thể đóng góp cho sự phong phú và lớn mạnh của nhà trường được.
Lối quản trị nội bộ như vậy còn dẫn tới hệ quả, là người ta đồng nhất cá nhân một người với nhà trường. Mặc dù tôi hiểu rõ tầm quan trọng của cá nhân người lãnh đạo, và trong trường hợp Hoa Sen, tôi đánh giá cao năng lực làm việc của bà Bùi Trân Phượng, nhưng tôi không cho rằng việc đánh cuộc thành bại của một trường vào một cá nhân nào, là một điều hay. Không có ai là không thể thay thế. Một người lãnh đạo giỏi là một người tạo ra những thiết chế để thu hút người tài, chứ không phải là người tự biến mình thành một nhân vật không thể thay thế.
Nước Mỹ hùng mạnh vì nhiều lý do, trong đó có lý do Tổng thống chỉ có tối đa hai nhiệm kỳ, dù người đó có công đến đâu hay xuất sắc đến mức nào. Lý do rất dễ hiểu. Một quốc gia, một tổ chức không thể tiến lên nếu không thay đổi lãnh đạo đúng lúc. Một người ở quá lâu trong một vị trí sẽ bị sức ỳ tư duy, chưa kể là bị ám ảnh quyền lực (và/hoặc quyền lợi), và sẽ trở thành vật cản cho sự đổi mới của tổ chức.
Trong trường hợp Hoa Sen nói riêng, và các trường ngoài công lập nói chung, tôi hy vọng sau này người ta sẽ chú trọng hơn tới việc cải thiện quản trị nội bộ, trước hết là tách Hội đồng Quản trị ra khỏi bộ phận điều hành, để HĐQT thực hiện đúng vai trò của họ, là lực lượng đối trọng với bộ phận điều hành, nhằm bảo đảm quyền lực được giám sát và cân bằng lợi ích của các bên, cân bằng lợi ích của hôm nay và của tương lai, của nhà trường và của xã hội. Quan trọng hơn, là cần lắng nghe tiếng nói của giảng viên, sinh viên, hơn thế nữa, đưa tiếng nói đó vào cơ chế ra quyết định của trường. Một người lãnh đạo nắm quyền tuyệt đối thì tất yếu là rất khó chấp nhận một tiếng nói khác, và sẽ lo sợ bất cứ ai có thể làm lu mờ hình ảnh tuyệt đối của mình. Điều đó không có lợi cho việc phát triển của tổ chức, vì trường ĐH, hơn bất kỳ tổ chức nào khác, là sản phẩm và thành quả công sức, trí tuệ, đóng góp của rất nhiều người.
Hiện nay, Luật đã quy định ở trường công, hiệu trưởng không đồng thời là chủ tịch Hội đồng Trường. Nhưng Luật vẫn để ngỏ điều này ở trường tư. Luật cũng có quy định hiệu trưởng không đảm nhiệm quá hai nhiệm kỳ. Đó là những quy định đúng đắn và hợp lý. Tuy nhiên, trong thực tế, nó còn tùy thuộc vào nhận thức của các bên nữa. Không hiếm trường hợp hiệu trưởng chỉ là bù nhìn. Vì thế, dù có quy định hai nhiệm kỳ, người ta vẫn có thể “buông rèm nhiếp chính” được.
Cốt lõi trong thành công của các trường là tầm nhìn của lãnh đạo, và khả năng tập hợp người tài, cũng như tận dụng được năng lực và sự đóng góp của họ. Dù là trường công hay tư, dù là vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, thì cấu trúc tập quyền cũng đều không có lợi cho sự phát triển của tổ chức.
Bà nghĩ như thế nào về tương lai của Trường ĐH Hoa Sen?
Hoa Sen là một trong những điểm sáng đầu tiên của khu vực GDĐH tư. Nhờ tư duy sáng tạo và bản lĩnh của những người sáng lập, Hoa Sen đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trong đào tạo và phục vụ cộng đồng. Thành quả đó có công lao to lớn của những người sáng lập, của bà Bùi Trân Phượng, cũng như nhiều thế hệ lãnh đạo, giảng viên, nhân viên, và sinh viên của trường. Giai đoạn sau có nhiều trường khác nổi lên như những trường hợp thành công khác, như FPT (về khả năng kiếm việc làm của sinh viên), của Duy Tân (về nghiên cứu khoa học), Nguyễn Tất Thành (về tốc độ phát triển và năng động), v.v. nhưng Hoa Sen vẫn có những nét đặc thù hiện chưa có trường nào vượt qua được. Đó là tư tưởng về giáo dục tổng quát, về môi trường đào tạo kỹ năng mềm, và đặc biệt là các hoạt động văn hóa và phục vụ cộng đồng. Hoa Sen có tiềm năng trở thành một trường ĐH “tinh hoa”, nếu họ tập trung cho những đặc điểm cốt lõi của mình, có năng lực lãnh đạo phù hợp, và nhất là có một cơ chế hữu hiệu để thu hút người tài, duy trì sự đoàn kết và khả năng hợp tác cùng nhau. Thiếu những nhân tố vừa nêu, thì khả năng xuống dốc của Hoa Sen là điều có thể tiên đoán được.
2 Comments
Ly Pham
(chép lại ý kiến của mọi người trên FB để làm tư liệu tham khảo)
Hiệp Phạm: Hoa Sen sẽ lại nở thôi 🙂
· January 20 at 12:22pm
Ly Pham Only time will tell 🙂
· January 20 at 12:29pm
Nguyen Hong Phuong: Cám ơn bài viết của chị <3
Có nhiều đoạn em rất tâm đắc và là tình hình chung của các Trường!
· January 20 at 12:52pm
Quoc Anh Nguyen "... nhưng tôi không cho rằng việc đánh cuộc thành bại của một trường vào một cá nhân nào, là một điều hay. Không có ai là không thể thay thế. Một người lãnh đạo giỏi là một người tạo ra những thiết chế để thu hút người tài, chứ không phải là người tự biến mình thành một nhân vật không thể thay thế"
Hay quá. Nhưng hiểu đc mà người ta kg muốn thức hiện đâu chị ơi. Hi hi
· January 20 at 3:29pm
Krishna Tran: không đăng là phải, Ai biểu nói nước Mỹ hùng mạnh chi? Nó là đế quốc làm sao hùng mạnh đựoc? không được .... tự diễn biến đấy nhé 😉
Hi Ha: Nên đặt lại tựa chị ạ. Em đồng ý về nét đặc thù của HSU, đó là điều em raadt thích về HSU. Phần nói về tương lai của trường em thấy ko rõ, vì ngoài khả năng HSU vẫn tiếp tục duy trì bản sắc thì ko rõ nhận định của chị về khả năng lãnh đạo, cơ chế hữu hiệu ...vv dù hiện trường đã có lãnh đạo mới.
· January 20 at 8:07pm
Ly Pham: Phần chủ yếu của cái tựa chính là cái dấu hỏi. Bài này viết lúc HDQT mới vừa được công nhận, chưa rõ ai sẽ lãnh đạo trường. Bây giờ mặc dù đã có, nhưng vẫn chưa rõ là họ sẽ áp dụng một cơ chế quản trị như thế nào và thể hiện một tư tưởng ra sao. Vì vậy, only time will tell. Bây giờ thì chỉ có thể nói rằng tương lai của HSU sẽ phụ thuộc vào abc, xyz. Còn thực tế thì phải chờ xem.
Ly Pham: Một yếu tố cực kỳ quan trọng là năng lực lãnh đạo. Thầy Hiệp đang ở đúng vị trí của chị P trước đây: vừa là HT vừa là HDQT. Thầy sẽ xử lý hai vai trò xung đột lợi ích đó như thế nào, là điều phải chờ xem. GS. TNT đang ở vai trò PHT và sẽ được trao quyền lãnh đạo ở mức độ nào là điều chúng ta chưa biết rõ. Có quá nhiều yếu tố chưa rõ ở phía trước!
· January 20 at 8:16pm
Hi Ha: Vâng, đúng là em miss mất chi tiết quan trọng là thời điểm phỏng vấn. Sorry chị 🙂 Như thông tin thêm chị mới còm thì em hiểu rõ cái stt này rất hay 🙂
· January 20 at 8:22pm
TuanAnh Vu: Mot khi trong tam da la gian xao thi cai gi cung te. Con khi tam tot thi the nao cung on
· January 20 at 9:07pm
Nguyen Huyen ·
E rất rất đồng ý với cô! E ko chuyên về nghiên cứu quản trị nhưng gần đây đọc về Vietnam higher education system thì bắt đầu hiểu dần về những lý do thành công lẫn thất bại của các trường VN. Ko lãnh đạo nào ko thể thay thế ạ! Một ng tài đến đâu cũng chỉ phù hợp ở 1 thời điểm nhất định. (E nói quan điểm chung, ko nhắm đến cá nhân nào ạ).
· January 20 at 10:40pm
Ly Pham: Mình rất muốn biết nhận xét của các bạn về phát biểu sau đây của GS. Trương Nguyện Thành, Phó HT điều hành hiện tại của HSU: https://www.facebook.com/groups/ivanet.org/permalink/1231355866950172/?pnref=story.unseen-section
Thanh N. Truong to International Vietnamese Academics Network
January 21 at 4:21pm ·
Bỏ tiền, sức khỏe và cuộc sống ổn định để mua thử thách: Phải chăng đó là một quyết định điên rồ?
Nếu bạn đứng trước thử thách để đạc đến mục tiêu và cố gắng v…
See More
· Yesterday at 9:37pm · Edited
Le Truong Tung: “Tuy nhiên vì luật GD của Việt Nam trong giai đoạn đầu tôi chỉ có thể giữ vị trí Phó Hiệu Trưởng Điều hành” – Luật nào ấy nhỉ?
Ly Pham: QD 70 quy định HDQT họp để bầu HT, anh Tùng!
Le Truong Tung: Thế thì họp để bầu đi. Họp miễn nhiệm hiệu trưởng còn được nữa là.
Ly Pham: ý là bầu 1 thành viên của HDQT để làm HT. Thực ra nếu HDQT bầu 1 người ngoài HDQT làm HT thì chỉ cần làm thủ tục bổ sung người đó vào HDQT là xong, nhưng quá trình đó sẽ kéo dài, làm vừa xong thì hết nhiệm kỳ :-).
· Yesterday at 10:00pm
Hi Ha: Cám ơn chị Ly. Đây là ý kiến của em:
Hiện chị Phượng cùng những người cùng chí hướng để HSU đi theo hướng PLN là rất khó khăn, vì môi trường VN không thuận lợi. Trong bối cảnh đó, việc GS Thành thay chị P điều hành có lẽ lại tốt cho HSU. Không bàn về
Le Truong Tung “Tuy nhiên vì luật GD của Việt Nam trong giai đoạn đầu tôi chỉ có thể giữ vị trí Phó Hiệu Trưởng Điều hành” – Luật nào ấy nhỉ?
Ly Pham QD 70 quy định HDQT họp để bầu HT, anh Tùng!
Le Truong Tung Thế thì họp để bầu đi. Họp miễn nhiệm hiệu trưởng còn được nữa là.
Ly Pham ý là bầu 1 thành viên của HDQT để làm HT. Thực ra nếu HDQT bầu 1 người ngoài HDQT làm HT thì chỉ cần làm thủ tục bổ sung người đó vào HDQT là xong, nhưng quá trình đó sẽ kéo dài, làm vừa xong thì hết nhiệm kỳ :-).
· Yesterday at 10:00pm
Hi Ha: Cám ơn chị Ly. Đây là ý kiến của em:
Hiện chị Phượng cùng những người cùng chí hướng để HSU đi theo hướng PLN là rất khó khăn, vì môi trường VN không thuận lợi. Trong bối cảnh đó, việc GS Thành thay chị P điều hành có lẽ lại tốt cho HSU. Không bàn về độ ngông, gàn vì giữa chị P và anh T cũng một 9 một 10, ai cũng có những năng lực để lãnh đạo (chị P thì qua quá trình làm HT HSU vừa qua, anh T thì có vẻ thế qua stt của anh ấy trong iVAnet) nhưng có lẽ chị P tạm nghỉ để anh T làm thì có lợi hơn cho trường và sv. Vì HĐQT mới muốn biến HSU trở lại thành DH tư thục bình thường, anh T lại hóa ra phù hợp. Trớ trêu thay là vì anh này có xu hướng phi lợi nhuận, và những người anh ấy kết nối được trong iVAnet đa phần lại có cùng xu hướng này. Do đó, nhiều khả năng là anh ấy sẽ thu hút được thêm một vài cộng sự về làm cùng “coi như không công” cũng như có thể là yếu tố giúp anh ấy kết nối được những người đặt mục tiêu học thuật lên trên mục tiêu tài chính trong trường hiện nay. Qua đó, anh sẽ có thể làm ra lợi nhuận cho những người trong HĐQT mới đồng thời vẫn phát triển học thuật được cho HSU. Tất nhiên, đó chỉ là phán đoán ban đầu, vì chưa có nhiều thông tin khác (kể cả những ý kiến về đánh giá của sinh viên về GS Thành). Xem ra, khó chống được xu hướng VLN. Thế nên cứ phải thử sai. Dầu vậy, nếu sai mà ảnh hưởng nhiều đến sv thì phải có người lên tiếng. Xin lỗi vì em không hiểu biết nhiều về những tranh cãi pháp lí nên không dám bàn về việc bổ nhiệm anh T như thế có đúng không.
Ly Pham: “Trớ trêu thay là vì anh này có xu hướng phi lợi nhuận”: không biết Hi Ha dựa vào đâu để nhận xét như vậy?
Hi Ha:@Ly Pham: Đúng là không dễ kết luận, vì không có những dữ kiện thật rõ, chỉ là dựa vào những gì thể hiện qua nhóm iVAnet và từ kinh nghiệm biết về mấy người hay làm việc bao đồng mà em phán đoán thế. Chị có thể coi đó là dữ kiện yếu trong phán đoán bên trên của em về sự phù hợp của GS Thành cho vị trí hiện nay.
· January 22 at 10:10pm
Mai Pham: Với tất cả sự dè dặt cần thiết trong trường hợp này, I think I like his message.
Long Dao: Đọc lại bài của GS Thành thấy có câu này “Vì bên BTP nắm quyền điều hành nên cũng dể để kéo được GV, NV, và SV vào cuộc chiến.” có vẻ hơi biased hoặc ít ra là thiếu ngoại giao trong thời điểm nhạy cảm, dù đúng hay sai. Nếu là mình thì sẽ bỏ câu này. Tất nhiên ý kiến cá nhân có thể là vậy, nhưng giờ mang trọng trách thì cũng phải cẩn thận hơn và tỏ ra là mình công bằng với tất cả.
· January 22 at 10:55pm
Hiệp Phạm: Long Dao Bình luận trên của anh Long cũng chính là ý “hở sườn” mà em nói với chị Ly Pham hôm qua. Anw, IVANet là sân nhà của GS Thành; GS nói thẳng quan điểm cá nhân của mình cũng có cái hay nhất định
· January 22 at 11:04pm
Hiệp Phạm Web của HSU mới được “phe HĐQT” lấy lại quyền tiếp quản chắc khoảng 2,3 hôm nay (vì tuần trước đọc vẫn thấy những bài chửi PGS Hiệp ko ra thê thống gì). Bên cạnh letter của Dr Thành; thì còn có letter của CT HDQT LTH ở đây. http://news.hoasen.edu.vn/…/thu-ngo-cua-hdqt-gui-gvnv…
· January 22 at 11:15pm
Ly Pham Hiệp Phạm nhận xét gì về thư ngỏ này?
· Reply · January 22 at 11:16pm
Hiệp Phạm:@Ly Pham đọc kỹ thì thấy có nhiều ý nhưng hành văn lủng cà lủng củng; thời gian thì loạn hết cả lên. Nói chung HSU cần 1 middle manager có writing skills tốt để giúp lãnh đạo chắp bút
Nguyen Luong Hai Khoi: HSU là câu chuyện điển hình để nghiên cứu về truyền thông. Phe chị Phượng huy động tổng lực ra lăng nhục phía thầy Hiệp không thương tiếc. Phía thầy Hiệp có một phản ứng gần như không thể lý giải, nếu nhìn từ góc độ “xử lý khủng hoảng truyền thông”: im lặng và vẫn nói về chị Phượng một cách lịch sự.
· January 22 at 11:19pm
Hiệp Phạm: giờ thì đối tượng tiếp theo bị lăng nhục là GS Thành rồi anh Khôi: https://www.facebook.com/deSennoi/posts/364859050566547
· January 22 at 11:22pm
Ly Pham: Chả có gì mà không thể lý giải được 🙂 Cách lý giải cho lối xử sự đó phụ thuộc vào những thông tin mà ta có, trường hợp thiếu thông tin thì dự đoán vài khả năng, cũng không sai sự thật mấy đâu!
· January 22 at 11:23pm
Nguyen Luong Hai Khoi:@Hiệp Phạm: Không thể tưởng tượng nổi.
· January 22 at 11:27pm
Hiệp Phạm: Nguyen Luong Hai Khoi bác năm ngoái được SV chấm mấy điểm ?
· January 22 at 11:28pm
Ly Pham: Đấy chính là lý do mình đặt câu hỏi cái gì giúp chúng ta phân biệt những người chiến đấu cho một mục tiêu cao cả và những người chỉ nhân danh một lý tưởng cao cả. Có lẽ có nhiều yếu tố, trong đó mình tin vào một thứ: nếu thực sự chiến đấu cho một mục tiêu cao cả, người ta sẽ không chọn những phương tiện hạ cấp, như ném đá giấu tay hay lăng nhục kẻ thù bằng mọi cách nhằm đạt mục đích. Phương tiện thấp kém sẽ làm ô uế mục tiêu cao cả.
Hi Ha: Các anh chị Khôi. Hiệp, Ly có thể cho em xin một dẫn chứng chứng tỏ những việc hạ nhục thầy Hiệp và những người khác trong nhóm là do nhóm chị Phượng làm không ạ. Em chỉ muốn thông tin đó cho cá nhân em thôi. Em cám ơn.
Hiệp Phạm : https://www.facebook.com/deSennoi/
Mai Pham: “Chị rất cảm phục những kết quả mà HSU đã đạt được, trong đó chắc chắn có công sức lớn của chị Phượng. Tuy nhiên, nếu đã phải chuyển giao, thì HSU cần một người sẵn sàng gạt lợi ích cá nhân sang một bên và hành động vì mục tiêu lớn nhất là đào tạo ra những sinh viên có năng lực được xã hội đón nhận. Message của GS. Thành có vẻ thể hiện được điều này. Hy vọng đó sẽ là thực tế trong tương lai”.
Le Truong Tung: Thông điệp của “chính quyền cách mạng”: “Ngày hôm nay chúng ta đang chứng kiến một sự kiện lịch sử cho sự phát triển Đại học Hoa Sen khi nó mở ra một Chương sử mới. Để có được Chương sử này, nhóm cách mạng đã làm việc và tranh đấu không mệt mỏi suốt hơn hai năm chỉ vì một tương lai tốt đẹp hơn cho Đại học Hoa Sen” . http://news.hoasen.edu.vn/…/vi-mot-tuong-lai-tot-dep…
Vì một tương lai tốt đẹp hơn hãy cùng nhau xây dựng Đại học Hoa Sen
NEWS.HOASEN.EDU.VN
Ly Pham: Anh Le Truong Tung bình luận như thế nào về thông điệp ấy?
Hi Ha: Các anh chị Khôi. Hiệp, Ly có thể cho em xin một dẫn chứng chứng tỏ những việc hạ nhục thầy Hiệp và những người khác trong nhóm là do nhóm chị Phượng làm không ạ. Em chỉ muốn thông tin đó cho cá nhân em thôi. Em cám ơn.
Hiệp Phạm : https://www.facebook.com/deSennoi/
Ly Pham @Hi Ha: “Có lẽ chị ấy có một lí lẽ riêng mà ko phải ai cũng dễ thấy theo logic thông thường” (hết trích). Nếu em thấy được cái logic đó thì cũng nên nói ra cho mọi người có thêm thông tin. By the way, Quỹ Hoa Sen đã được nhà nước chính thức chấp thuận cho thành lập. Nếu Quỹ này huy động đủ tiền để xây dựng một trường KVLN, không có cổ đông, và có cơ chế giải trình trách nhiệm rõ ràng, có cơ chế quản trị đủ tốt để ngăn chặn mọi hình thức tư lợi và lạm quyền, thì chị Ly sẽ là người đầu tiên ủng hộ chị Phượng.
Hi Ha: Cám ơn chị Ly đã dẫn dắt thảo luận. Em xin đóng góp ý kiến thêm ở 3 điểm:
1. Em không nghĩ chị Phượng có nghĩa vụ chứng minh mình (bảo vệ HSU giữ được là trường PLN) bằng cách phải bỏ đi xây dựng một trường mới cũng theo hướng PLN. Nghĩ vậy có thể dẫn đến lệch hướng trong xem xét vấn đề hiện chúng ta đang bàn (tương lai HSU). Nếu đúng là chị P như vậy thì chị ấy vẫn là thế mà không cần phải làm gì khác (xây dựng trường mới) để chứng minh thêm. Em xin phép không lạm bàn về việc này nữa.
2. Về lí do tại sao em nói “chị ấy có lí lẽ riêng…” thì thế này: Em cho rằng vì chị P tin vào việc mình đang làm là đúng, tin rằng đó là thực thi công lí nên chị ấy tiếp tục làm dù việc đó có khác so với logic thông thường. Logic của đa số (theo em) là người trí thức hay “buông bỏ” để tránh vướng vào “điều tiếng”, thà rằng “thua” mà giữ được “tâm an”. Còn với chị P thì dường như chọn con đường “chiến đấu” “đương đầu” để mà bảo vệ lí tưởng mới là việc đúng, cho dù có thân bại danh liệt nếu thua. Chị ấy cho rằng không bỏ đi mới là tròn trách nhiệm với HSU, với gv và sv của trường. Một phần khác, có lẽ chị ấy nghĩ cần phải giữ cho được thứ đang có trong tay là một HSU KVLN thì đáng hơn là bỏ đi lập một trường mới.
Tuy nhiên, chị Ly cùng mọi người không cần đồng tình với lí giải của em như trên, vì cách lí giải đó chỉ là giả định cá nhân mà em nghĩ chưa chắc sau này có cách nào làm fact check được vì em sẽ không bao giờ tiếp cận được với những thông tin đúng sự thật trong bối cảnh rất nhiều thông tin trái ngược, gây tranh cãi như hiện nay.
3. Hiện em không thể kết luận chị Phượng ném đá dấu tay, đứng sau những thông tin có tính “lăng nhục” người khác. Em luôn cố cẩn trọng tiếp cận thông tin theo cách hạn chế định kiến cho tới khi nào có kết luận chính thức, thuyết phục từ nhà chức trách.
Nhìn chung, em không cố gắng để phân định đúng sai của phe nào, em chỉ muốn tiếp tục theo dõi để có bài học cho bản thân ở mức độ tương đối. Còn những người làm chuyên gia nghiên cứu như các anh chị thì có lẽ cần tiếp tục tìm hiểu sâu hơn để có cơ sở làm vận động chính sách. Em rất thích những bài viết của chị Ly và mong muốn được góp thêm ý kiến mỗi khi chị tag. Cám ơn chị Ly cùng các anh chị đã quan tâm đến còm của em.
Ly Pham: Cám ơn Hi Ha nêu ý kiến. Chị Ly rất tôn trọng cách nghĩ thận trọng và cố tránh mọi định kiến của em. Những nhận định của chúng ta bao giờ cũng dựa trên thông tin mà ta có (dĩ nhiên không kể những người có thừa thông tin và biết thừa sự thật mà vẫn nói láo để lừa người khác nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân mình), vì thế nhận định của ta ngày mai sẽ khác với hôm nay nếu ngày mai ta tiếp cận được những thông tin khác. Chuyện đó cũng bình thường thôi, quan trọng là chúng ta phát biểu một cách trung thực và khách quan hết mức có thể.
Ly Pham:@TuanAnh Vu : “Mot khi trong tam da la gian xao thi cai gi cung te. Con khi tam tot thi the nao cung on” (hết trích). Rất thú vị là cả hai phía trong cuộc chiến một mất một còn này đều “like” câu này. Nghĩa là cả hai phía đều cho rằng mình là “tâm tốt” và bên kia là “gian xảo” :-). Nguyen Luong Hai Khoi thấy thế nào?
TuanAnh Vu: theo kiểu này chắc em bi hai phe xử chung quá chị ơi Ly Pham cái này gọi là đốt nhà luôn
Nguyen Huyen · Friends with Hiệp Phạm and 33 others
E không rõ lắm về GS Thành nên chưa thể bình luận về khả năng thành công hay thất bại của GS trong chức vụ đó. Về thông điệp thì khá rõ ràng, thể hiện nhiều chiến lược hợp lý và em đồng tình. Mọi sự đều phải chờ đợi. Dù sao, em vẫn mong mỏi những thành…See More
Ly Pham Nói thêm cho rõ: Mình không bao giờ chống KVLN và mình hiểu rõ giá trị của trường KVLV. Mình chỉ chống VLN khoác áo KVLN mà thôi. Anh Jonathan London đồng ý chứ?
Ly Pham Nguyen Huyen: Thành bại của GS Thành không chỉ phụ thuộc vào GS. Thành. Nó phụ thuộc vào nhiều thứ, trong đó có một thứ quan trọng bậc nhất là tầm nhìn của cổ đông chính, những người đang là chủ của HSU theo quy định pháp luật. Dù ai là HT, HSU cũng không thể vượt xa hơn được cái tầm nhìn đó. Nếu những người chủ của HSU không cứu được nó, thì không ai có thể cứu được cả.
Ly Pham Chị BTP và những nhân viên của HSU, đồng thời là cổ đông, ủng hộ chị ấy, như GS Nguyễn Thiện Tống, TS. Trần Vũ Bình, v.v. hình như cũng chiếm một số cổ phần kha khá. Nếu tất cả những cổ phần này được hiến cho Quỹ Hoa Sen, chắc cũng có thể khởi đầu một trường KVLN, phỏng ạ?
Long Dao Không liên quan gì đến bên nào nhưng có 1 góp ý nhỏ. Phe phản đối bà BTP nên ngừng nói kiểu “sao bà ấy không tự mở trường KVLN?”. Với người ngoài cuộc lập luận này nghe hơi bắt bí kiểu nhỏ nhen. Xây dựng 1 trường đại học là công sức của bao nhiêu người, đâu dễ làm như vậy? Ngược lại, sao không bảo phe muốn vì lợi nhuận bỏ tiền lập trường mới? Họ chắc cũng có cổ phần kha khá?
Hiệp Phạm Trc khi có tranh chấp thì HSU vẫn là 1 DH tư thông thương (VLN) vói các cô đông mà anh Long
Long Dao Theo anh hiểu thì là vì quy chế không rõ ràng nên mới dẫn đến chuyện đó? Nhưng dù sao thì 2 bên có philosophy khác nhau, tên gọi là gì cũng vậy thôi. Cả 2 đều có thể nói: nếu bạn thích làm theo kiểu X thì đi lập trường mới. Và từ bên nào thì anh thấy cũng không thuyết phục lắm.
Hiệp Phạm Quy chế rõ ràng chứ. Và trc khi có tranh châdp thì HSU la DH tu binh thuong.
Long Dao Theo bài của Tuổi trẻ thì đổi từ “hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận” thành “hoạt động không vì lợi nhuận theo Luật giáo dục đại học năm 2013”. Bố Tây cũng chẳng hiểu. Anyway, anh không quan tâm lắm ai đúng nhưng mà muốn tranh luận có chất lượng hơn thôi. Nếu phản đối bà P nên có chứng cớ cụ thể là bà ấy làm những điều xấu. Nói chuyện này lại nhớ đến hồi tranh luận constitution của Ivanet với GS Thành, GS toàn bảo “sao các bạn không thích constitution mới không bỏ nhóm mà đi” (: http://tuoitre.vn/…/chuyen-gi-dang-xay-ra…/629611.html
Ly Pham: @Long Dao: Nếu chỉ dựa vào thông tin “chính thống”, kể cả nếu chỉ dựa vào thông tin “lề trái”, e là khó có một cái nhìn sâu sắc phản ánh đúng bản chất của vấn đề, vì thời đại bây giờ là thời chiến tranh thông tin. Nói như anh Long Dao: “Nếu phản đối bà P nên có chứng cớ cụ thể là bà ấy làm những điều xấu”, e là chúng ta khó có cuộc thảo luận có chất lượng, bởi vì vấn đề đặt ra không phải là ai đúng ai sai, ai tốt ai xấu trong cuộc tranh chấp này. Vấn đề cần được thảo luận hơn, là bản chất cuộc tranh chấp này là gì? Đâu là những căn nguyên tạo ra tranh chấp đó, và liệu chính sách có vai trò gì trong việc tạo ra hay ngăn chặn những tranh chấp như thế? Chúng ta cần biết HSU không phải là cuộc tranh chấp đầu tiên hay duy nhất, càng không phải là cuộc tranh chấp cuối cùng trong giới GDDH tư ở VN và trong bối cảnh hiện nay ở VN.
Đặt vấn đề những người ủng hộ KVLN nên hiến cổ phần của họ để xây dựng một trường KVLN, không phải là “nhỏ nhen” hay “xỏ xiên”, “tấn công” động cơ của họ, mà chính là nêu ra bản chất của vấn đề: Trường KVLN, về bản chất, được hình thành dựa vào nguồn vốn hiến tặng của cả xã hội và phục vụ cho xã hội. Những người kêu gọi KVLN nên thực thi việc đó để xây dựng niềm tin cho xã hội.
Còn nếu anh muốn biến một tổ chức đang vận hành theo nguyên tắc vì lợi nhuận, đã và đang chia lãi cho cổ đông, thành một tổ chức không vì lợi nhuận, thì anh cần có sự đồng thuận của những người đang là cổ đông, đúng theo quy định của luật pháp. Đặt vấn đề những người cổ đông kia, vì sao không lấy cổ phần của họ mà xây dựng trường VLN khác, là một cách đặt vấn đề sai, bởi vì nó dựa trên tiền giả định cho rằng HSU là trường KVLN, trong lúc thực tế là HSU đã và đang là trường vì lợi nhuận về bản chất và theo quy định của luật pháp.
Long Dao:@Ly Pham: đấy, nhờ em khích một chút mà cuộc tranh luận trở nên chặt chẽ hơn ngay, người đọc cũng có lợi hơn (: Còn trước đó nói thật lòng em chỉ thấy những thông tin khá mù mờ kiểu như phe này khích động nói xấu phe kia. Theo kinh nghiệm về những cuộc tranh luận thế này thì phe nào cũng là nhóm lợi ích cả thôi.
Ly Pham: Chính thế cho nên ngay từ đầu mình đã nói rõ là mình không welcome nhóm lợi ích tham gia vào cuộc thảo luận này dù là bênh vực cho phe này hay phe kia 🙂
Le Truong Tung Lý luận của chị Ly Pham chặt chẽ phết. Với các nền tảng pháp lý hiện nay, thì HSU đã được chính quyền chốt lại là VLN, và cổ đông thuộc phe KVLN có 3 cách ứng xử: 1) Tiếp tục tranh đấu với bên thắng cuộc, chuyển cổ phần của mình cho Quỹ Hoa sen để Quỹ sẽ là đại diện cho các cổ đông KVLN trong trận chiến mới; 2) Chấp nhận thua, và khi đó không thể vẫn là cổ đông của một thực thể VLN, mà nên cùng bán lại cổ phần, gom tiền ra đi để khai phá vùng đất KVLN mới. 3) Buông xuôi, đầu hàng, chuyển sang sống chung với bên thắng cuộc.
Ly Pham: Ba khả năng mà anh Le Truong Tung nêu ra rất thú vị. Ta thử bàn từng phương án. (1) Cổ đông KVLN hiến cổ phần của họ cho Quỹ Hoa Sen. Đây là điều công chúng chờ đợi. Nếu một người hô hào người khác chiến đấu cho một mục tiêu cao cả, nhưng chính người ấy Nếu một người hô hào người khác chiến đấu cho một mục tiêu cao cả, nhưng chính người ấy không thể hy sinh một xu cho mục tiêu cao cả ấy, liệu ta có nên tin họ không? Quỹ Hoa Sen, theo các tài liệu đã công bố, có mục tiêu tranh đấu cho giáo dục KVLN, rất phù hợp với lý tưởng mà chị P và những nhân viên ủng hộ chị ấy thường nói. Liệu Quỹ Hoa Sen có thể đại diện cho họ để tiếp tục cuộc chiến hiện nay hay không? Họ chỉ có thể thành công trong hai trường hợp (a) bằng cách nào đó Quỹ HS nắm được trên 75% cổ phần; (b) Luật GDDH và Điều lệ Trường DH sửa lại theo hướng chỉ cần 25% (ví dụ thế) cổ đông chấp thuận, là trường có thể quyết định trở thành KVLN. Nếu hai trường hợp ấy không xảy ra, thì tiếp tục cuộc chiến là điều sẽ hủy hoại tất cả các bên, phe cổ đông, phe KVLN, giảng viên, sinh viên, và khu vực GD ĐH tư nói chung. (2) Chấp nhận thua, khăn gói ra đi xây dựng trường KVLN mới. Khả năng này hoàn toàn hiện thực. Như đã nói, nếu họ bán cổ phần HSU của họ và hiến tặng cho Quỹ HS, ắt hẳn sẽ có nhiều người khác ủng hộ cho Quỹ lớn mạnh. Đừng quên rằng tài sản lớn nhất của một trường ĐH chính là sinh viên. Nếu họ tạo được niềm tin nơi SV (hình như việc này cũng không khó mấy) và SV ủng hộ họ, thì tay trắng làm nên không phải là việc khó. Chẳng có thị trường nào lý tưởng như thị trường giáo dục, khi khách hàng thì mù mờ thông tin, hàng chưa tới tay đã phải trả đủ tiền trước. (3) Đầu hàng và sống chung với bên thắng cuộc: Chắc hẳn sẽ có nhiều người trước đây từng ủng hộ KVLN sẽ chọn cách này. Đó là lựa chọn cá nhân của từng người, nên cũng không có gì nhiều để bàn. Nhìn chung, phương án này dù sao cũng còn tốt hơn phương án 1, vì cứ đánh nhau chí chết như thế thì dĩ nhiên là ngọc nát vàng phai. Như đã nói, HSU không thể nào vượt quá tầm nhìn những người chủ của nó được.
Long Dao Em vẫn thấy lý luận: “sao không đi lập một ĐH mới?” là không thuyết phục và có gì đó không thật lòng nhất là với những người đã gắn bó với trường từ lâu. Mọi người ở đây thừa hiểu là xây dựng một đại học, nhất là để đạt đến uy tín tương đối như Hoa Sen đâu có dễ như chị Ly Pham vừa viết. Làm gì có chuyện “SV ủng hộ họ, thì tay trắng làm nên không phải việc khó” (: Thời điểm này tìm được mảnh đất vừa phải đã khó gấp nhiều lần những năm 90. Nó hơi giống như việc ở một đất nước X không có dân chủ, bây giờ ta bảo những người thích dân chủ rằng: “nhân dân ủng hộ các anh, sao không đi lập một quốc gia mới, có nhân dân khó gì?”. (: Xin nhấn mạnh là em hiểu đây vẫn là một lựa chọn trên lý thuyết cho phe BTP, nhưng dùng một lựa chọn rất khó khăn rồi chỉ ra rằng họ sai vì không chọn cách đó có phần gượng ép. Tất nhiên trong giáo dục thì tìm lập luận thuyết phục khá khó, vì phe nào cũng có thể nhân danh những cái tốt đẹp cả.
Hiệp Phạm: Chị P dùng triết lý giáo dục tử tế để dạy sv nhưng bản thân chi P lại ko tôn trong tài sản tủ tế cúa ng khac. Do la van de.
Long Dao Ừ, nếu đấy thực sự là vấn đề thì phải nêu rõ ra. Dùng lý luận không thuyết phục nó lại phản tác dụng, làm người khác thấy bà P tội nghiệp. (:
Hiệp Phạm: E nghi nên cơ sụ này cũng tại bà P ko biet điêm dùng. Chu cach day 2 nam; khi chuyện mới ầm ĩ thì ai chả ủng hộ bà P. Nhung bà P nói nhiều quá; đâm sơ hở và bắt đầu nghi ngờ. Bản thân em la 1 trong số đó.
Long Dao Thì đấy, nghệ thuật tranh luận là chỉ push vừa phải để đối thủ tự ngã xuống hố thôi! (:
Ly Pham: @Long Dao: Tôn trọng quyền sở hữu là cốt lõi của kinh tế thị trường, và là động lực của phát triển. Không có trường KVLN nào trên thế giới được thành lập bằng cách tước đoạt quyền quyết định của những tư nhân đang sở hữu nhà trường cả. Chính vì thế mà người ta mới nêu vấn đề ai muốn mở trường KVLN, xin vui lòng hiến tặng cho nó để làm.
Long DaoChị Ly Pham lại lý thuyết rồi. Ngay bên Mỹ các trường for-profit cũng đang muốn chuyển sang non-profit đây. Mà cũng vì lợi ích của bọn chủ cả thôi nhé, không vì lý tưởng gì đâu: http://www.huffingtonpost.com/…/if-a-for-profit-college…
If a For-Profit College Becomes a Non-Profit, Is That Good? Not…
HUFFINGTONPOST.COM
Ly Pham: Điều này lại càng chứng tỏ bài “Ai hưởng lợi ở những trường KVLN” của Ly là có cơ sở. Rất khó biết một trường KVLN có thực sự “KVLN” hay không, vì những người điều hành có rất nhiều cách để tư lợi. Chừng nào còn không có cổ đông và không chính thức chia lời, thì họ vẫn được coi là KVLN, cho dù họ kiếm được bao nhiêu đi nữa (bằng nhiều hình thức khác nhau, ví dụ mở các công ty con rồi mua bán lòng vòng giữa nhà trường với các công ty ấy chẳng hạn). Chính vì thế mà một số nước, cảm thấy không có cách nào kiểm soát được điều này, đã mặc định mọi trường tư đều là trường VLN (Đọc thêm cuốn sách của Daniel Levy, “GDDH tư ở Đông Á”, Ly đã dịch ra tiếng Việt, NXB ĐHQG Hà Nội ấn hành đấy ạ!). Tuy nhiên, các trường VLN ở Mỹ muốn chuyển sang non-profit, vì họ có thể núp bóng KVLN để kiếm nhiều hơn; điều này khác hẳn với việc họ bị tước đoạt quyền quyết định nhé!
Long Dao Vâng, em chỉ bàn về phương pháp thuyết phục thôi. Còn giải thích rõ cho người ta hiểu những góc khuất của cái gọi là KVLN là việc rất nên làm. Tuy nhiên ở VN còn nhiều cái mù mờ, và do đó rất khó để người ta biết được mục đích thực sự của các bên liên quan.
Ly Pham Muốn biết mục đích thực sự của họ cũng không khó lắm đâu. Cứ niệm câu thần chú: “Đừng nghe… mà hãy nhìn kỹ… :-)”
Long Dao Vấn đề là rất ít người có điều kiện để nhìn kỹ, chỉ được nhìn second hand qua FB thôi! (:
Ly Pham “SV ủng hộ họ, thì tay trắng làm nên không phải việc khó”, vì nếu 10 ngàn SV HSU hiện nay đi theo họ, thì HSU hiện tại sụp đổ trong nháy mắt. Với học phí của 10K sinh viên, làm lại một trường mới chẳng có gì là khó. Phe BTP nếu ra đi lập trường khác, thì họ không phải bắt đầu từ số 0, mà rất có thể bắt đầu với 10K sinh viên có sẵn 🙂
Long Dao:Em không nghĩ việc sẽ đơn giản thế. Nhưng nếu đây là niềm tin thực sự của chị thì cũng OK. I don’t have a horse in this race.
Ly Pham : @Long Dao: Vấn đề không phải là chị P đi hay không đi lập trường khác, mà là HSU từ xưa đến nay về bản chất là trường VLN. Không thể dựa vào một lời tuyên bố để nói đó là trường KVLN được. Người ta nêu vấn đề lập ra trường khác không phải để trách BTP đã sai khi không chọn phương án đó, mà là để làm nổi bật bản chất của cuộc tranh chấp.
Anh Ngoc Trinh Cảm ơn chị Ly Pham đã tag em vào post để được đọc và tham gia chia sẻ với các anh chị đi trước. Đây là dịp mà em (tập toẹ nghien cứu, tìm hiểu về giáo dục Đh) học hỏi thêm từ các anh, chị và cũng có cơ hội để nói lên suy nghĩ riêng của mình. Em không tìm hiểu nhiều lắm về cuộc chiến của HS nhung em có hiểu sơ về bản chất sự việc nên em rất tam đắc những gì chị trao đổi với phóng viên ở trên. Có rất nhiều điều em tán đồng vô cùng, nhất là về quan điểm về người lãnh đạo, sự tách bạch vai trò giữa các bên liên quan, đặc biệt nổi lên là tư tưởng “dám thay đổi và chấp nhận thay đổi” để phù hợp với thời thế. Cái này ko chỉ ở giáo dục mà trong bất kể ngành nào em thấy Vn mình còn hạn chế. Tính tập quyền và cơ chế top- down thực tế vẫn tồn tại trong tất cả các ngành dưới chế độ của nhà nước mình. Vì thế, em cảm thấy để trường công, tư phát triển theo đúng cái gọi là “quyền tự chủ” của họ hoàn toàn do Nhà nước, bộ và các ban ngành liên quan. Khi các trường vẫn còn bị quản lý với cấp NN hay Bộ dưới thể chế này thì em nghĩ kể cả những tâm huyết của GS Thành có là thật, tài năng là thật thì cũng chỉ phần nào thay đổi đc cục diện của HS chứ khó mà có thể đưa HS là một case thành công để thúc đẩy giáo dục Vn hay thổi một làm gió mới. Em rất thấm thía một câu em đã từng được nghe từ một tiền bối:” A strong leader and a weak team become weak; a weak leader and a strong team become weak as well”. Em nghĩ khi cuộc nội chiến trong HS chưa dứt rất khó có thể nói HS là một strong team. Vì vậy chỉ hy vọng GS Thành cunhx những ng tâm huyết với HS không dễ nản khi thách thức quá nhiều. Việc GS Thành so sánh việc thử thách bản thân (leo núi, hít đất) với thử thách tại HS chắc chỉ cho vui chứ nó chẳng có gì liên quan.:)) qua phát biểu của thầy T, có thể thấy tâm huyết của một người dám thay đổi và chấp nhận thay đổi kể cả khi biết sự thay đổi đó đem lại nhiều rủi ro, em thấy kính trọng sự quả cảm và tư duy này (cho đến thời điểm này và qua cảm nhận). Tuy nhiên để đánh giá thêm, chắc phải chờ thời gian trả lời như chị Ly hay nói.
Hiệp Phạm Tet nhát den noi roi ma các GS van debate kinh qua
Ly Pham Trở lại chủ đề chính của cuộc thảo luận, mình nghĩ có hai vấn đề nên thảo luận, vì nó sẽ có ích cho tất cả các trường: (1) Bản chất của cuộc tranh chấp và những vấn đề chính sách liên quan, bao gồm cả quản trị nội bộ; (2) Các bên nên làm gì để vun đắp cho tương lai của HSU. Có lẽ tất cả chúng ta đều công nhận rằng HSU đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, và đều cảm thấy tiếc nếu như những uy tín và thành tựu đó tan tành.
TuanAnh Vu: câu hỏi đặt ra bà phượng làm tốt tuy nhiên nếu người khác đàng hoàng tử tế hơn bà Phượng thì HSG sẽ còn tốt hơn bây giờ rất nhiều – một suy nghĩ phản biện cho mọi người suy nghĩ tiếp
Ly Pham: Vấn đề (1), Ly đã nói nhiều, giờ xin nói vấn đề (2). Khi đã nói các bên, tức là tương lai của HSU phụ thuộc vào nhiều bên: chính quyền, cổ đông chiến lược và bộ phận điều hành, phe đối lập, giảng viên, sinh viên, và công chúng nói chung.
Bắt đầu bằng bên có vai trò quan trọng nhất hiện nay: cổ đông và những người điều hành. Trong những cms trên, mình đã nói rõ, HSU không thể nào vượt quá được tầm nhìn của những người cổ đông chính, dù ai làm hiệu trưởng cũng thế thôi.
Cổ đông là những nhà đầu tư, lẽ dĩ nhiên là quan tâm đến lợi nhuận. Điều này cũng không có gì là sai hay xấu. Sai hay xấu chỉ liên quan đến cách thức họ dùng để đạt tới lợi nhuận thôi. Mà cái cách thức ấy nó như thế nào, thì phụ thuộc khá nhiều vào bộ phận điều hành. Vì thế ta nên bàn tới vai trò của họ. Đó chính là lý do mình muốn biết mọi người suy nghĩ gì về bài phát biểu của GS Thành.
HSU trải qua hai năm tranh chấp, cả hai bên đã tốn quá nhiều nguồn lực vào đó và không còn đủ sức tập trung cho việc phát triển nhà trường. Nhưng quan trọng hơn là cuộc tranh chấp này đã làm tổn thất uy tín của trường, và tạo ra tình trạng chia rẽ, bất an trong GV/SV.
Phe cổ đông đã chiến thắng hoàn toàn trên phương diện pháp lý. Đó chỉ là điều kiện cần, tuyệt nhiên không phải là điều kiện đủ để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho HSU.
Tương lai của HSU sẽ phụ thuộc trước hết vào năng lực lãnh đạo của những người điều hành. Người lãnh đạo cao nhất của HSU phải là người có khả năng thu phục nhân tâm. Khả năng đó, nếu bắt nguồn từ kỹ năng bậc thầy trong nghề thuyết pháp, ắt sẽ không bền, vì một lúc nào đó, bản chất thật cũng sẽ lộ ra. Khả năng đó nên bắt nguồn từ một nhân cách trong sáng, từ phẩm chất chính trực, và một tầm nhìn xa. Lãnh đạo một trường ĐH thì cần có nền tảng văn hóa đủ sâu để tập hợp được người tài và tạo ra một tổ chức gắn kết với nhau vì một mục tiêu chung. Chính cái nền tảng văn hóa đó và mục tiêu chung đó là cơ sở giúp giải quyết những khác biệt, bất đồng mà không dẫn đến tan vỡ.
Tất nhiên mọi người có thể phản biện, cần quái gì những thứ đó. Ai mà chả vì miếng cơm manh áo. Cứ trả tiền nhiều ắt có người giỏi đầu quân. Có thể là như thế thật, nhưng trong trường hợp đó, chúng ta không thể có được một tổ chức tinh hoa và phát huy được hết tài năng của mọi người. Một trường ĐH nếu chỉ gồm những người làm việc vì miếng cơm manh áo, không có khát vọng gì cho tương lai, không có nhiệt huyết dấn thân, không có một tư tưởng dẫn dắt, thì sẽ chỉ còn là một cái training provider thôi, chứ đâu còn là một trường ĐH nữa.
(nói nhiều mệt quá, thôi tạm ngưng đi lau nhà cái đã)
Ly Pham
xem đầy đủ thảo luận tại đây: https://www.facebook.com/ly.pham.71697/posts/1216991528382051